DẤU ẤN 2023 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 2024

DANH MỤC NỘI DUNG

NHẬN ĐỊNH NỀN KINH TẾ 2023

Năm 2023 được giới chuyên môn đánh giá là một năm sóng gió với nền kinh tế Thế Giới, với những hệ quả của đại dịch COVID- 19, những chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát của nhiều nước. Đã đem đến một loạt các thách thức mới. Vấn đề “Thương mại toàn cầu” đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Thương mại toàn cầu năm 2023 không tăng, một số đánh giá cho thấy tổng thương mại toàn cầu đã giảm 5%. Điều này đã làm động lực tăng trưởng kinh tế Thế giới giảm xuống rất thấp. 

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 2023

Sản lượng lúa 2023 đạt hơn 43,5 triệu tấn; tăng 1,9% mặc dù diện tích trồng lúa giảm nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mà năng suất đạt đến 61 tạ/ha. Xuất khẩu gạo trên 8 triệu tấn gạo thu về  4,78 tỷ USD, tăng 38,4%. 

Sản lượng thủy sản tăng 2,2% so với năm 2022, nuôi trồng thủy sản tăng 4,2% đây là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế đang dần hồi phục sau nhiều biến động. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì mức cao, trên 53 tỷ USD

Chăn nuôi được đánh giá là khá ổn định về đầu con nhưng gặp khó khăn khi giá bán khá thấp, đặc biệt là giá heo. Chi phí chăn nuôi sinh học và phòng bệnh cao dẫn đến việc người nuôi thua lỗ. 

Trong những điều kiện có thuận lợi và khó khăn thách thức nêu trên, nền kinh tế nông nghiệp nước ta vẫn đạt những tín hiệu đáng mừng. Tăng trưởng GDP nông nghiệp xấp xỉ 3,83% mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu khoảng 53 tỷ đô la. Từ đó khẳng định vị thế quan trọng, là trụ cột của nền kinh tế nước ta, đảm bảo về an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. 

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2023 là năm thực hiện đổi mới tư duy và mô hình tăng trưởng nông nghiệp. Chuyển đổi mạnh từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thuỷ sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng theo đúng định hướng tại Nghị quyết “tam nông” và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. 

Nỗ lực vươn lên với phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, bản lĩnh, linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”. 

Các mặt hàng chuối, sầu riêng, tổ yến đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là việc sản xuất và xuất khẩu thành công vaccine “ Dịch tả lợn Châu Phi” đã mở ra nhiều triển vọng cho phát triển nông nghiệp 2024.

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 2024

Với những tín hiệu đáng mừng của năm 2023, chúng ta có được những định hướng phát triển nông nghiệp 2024. 

MỤC TIÊU CỦA TOÀN NGÀNH

Mục tiêu đề ra cho nông nghiệp 2024 là tăng tốc độ tăng trưởng toàn ngành từ 3,0 – 3,5%. Tổng kinh ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 54 – 55 tỷ USD. Tỷ lệ đạt chuẩn nông thôn mới là 80%.

Xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp 2024 với công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nâng cao giá trị nông sản. 

Ở mảng thủy sản, kiểm ngư cần xây dựng kế hoạch nuôi trồng và khai thác hợp lý, phù hợp với điều kiện từng địa phương, chiến lược phát triển ngành cần phù hợp với thực tế. 

Phát triển công nghiệp chế biến: khắc phục các tồn tại trong chế biến nông sản, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ kịp thời cho người nông dân và đồng thời đa dạng hóa sản phẩm. Khuyến khích đổi mới công nghệ thiết bị chế biến, để nâng cao chất lượng chế biến nông lâm thủy sản. 

Phát triển chế biến tinh, chế biến sâu nhằm giảm tổn thất sau khi thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng. Sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất nông nghiệp 2024. 

chế biến tinh chế biến sâu nông nghiệp 2024

Dự báo 2024 nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Có thể kể đến các yếu tố như vật giá nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp  2024 ở mức giá cao, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các thiên tai bất thường như mưa lũ, hạn hán, thiếu nước do tác động của hiện tượng El Nino,… 

Với những dự báo và định hướng phát triển nông nghiệp 2024 trên, chúng ta có thể lựa chọn mô hình nuôi trồng hợp lý phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của thị trường. 

QR: DẤU ẤN 2023 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 2024

BÀI VIẾT LIÊN QUAN