Thức ăn của lươn là gì? Chia sẻ cách cho lươn ăn hiệu quả với mô hình nuôi lươn không bùn

DANH MỤC NỘI DUNG

Mô hình nuôi lươn không bùn đang rất phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm như: kích thước lươn được kiểm soát đồng đều hơn, lươn sống trong điều kiện sạch sẽ mau lớn và ít bệnh tật. Không chỉ ở kỹ thuật nuôi, thức ăn của lươn cũng đóng vai trò quan trọng giúp lươn mau lớn và khỏe mạnh hơn. Vậy thức ăn của lươn là gì và cho lươn ăn như thế nào để hiệu quả? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. 

THỨC ĂN CỦA LƯƠN

Lươn là loài ăn tạp nên thức ăn của chúng khá đa dạng. Thức ăn của lươn có thể là tôm tép, cá nhỏ, côn trùng hoặc rau cỏ,.. Khi nuôi cũng có thể bổ sung thêm các thực phẩm khác như tấm cám, bột cá để tăng hàm lượng dinh dưỡng. Hiện nay chưa có thức ăn dành riêng cho lươn, thế nên có thể phối trộn các loại thức ăn với nhau hoặc cũng có thể tự sản xuất cám để tiết kiệm thời gian chuẩn bị thức ăn. 

CÁCH PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO LƯƠN

Khi cho lươn ăn cần chú ý tỷ lệ để thức ăn sau khi được phối trộn cân bằng để đảm bảo dinh dưỡng trong thức ăn của lươn. 

Tỷ lệ phối trộn 7:3 là phổ biến nhất. Với bảy phần cá, tôm, ốc, có thể tận dụng các loài cá nhỏ, cá tạp hoặc các phụ phẩm khác từ lò mổ, từ các xí nghiệp chế biến thủy hải sản để pha trộn. Và ba  phần cám công nghiệp, không nên sử dụng các loại cám cho cá không vảy bởi chúng chứa khá nhiều lipit, khi ăn nhiều lươn rất dễ bị mắc bệnh. 

Cũng có thể thay thế một phần cám công nghiệp này bằng các loại bột như bột cá, bột tôm, bột đậu nành hoặc bột cám gạo,…Sử dụng bột đậu nành để thay thế cho bột cá cũng rất tốt, bột đậu nành có thể thay thế từ 60 – 80% bột cá trong khẩu phần ăn. 

Khi trộn thức ăn cho lươn nên trộn số lượng vừa đủ, tránh việc dư thừa dẫn đến ôi thiu rất dễ làm lươn mắc bệnh. Bổ sung thêm rau để giúp đầy đủ các chất trong thức ăn của lươn. 

https://youtube.com/shorts/autHahxTX5I?si=NZ4lvlFXX0R1czt0 

CÁCH CHO ĂN HIỆU QUẢ 

Bên cạnh cách phối trộn thức ăn của lươn cần chú ý đến cách ăn sao cho lươn ăn đủ và không để lại dư thừa. Khi cho lươn ăn cần lưu ý các nguyên tắc sau đây: 

Nguyên tắc 1: cho ăn đủ no, lươn có thể ăn thịt lẫn nhau nếu như thiếu thức ăn. Ở đầu vụ nuôi thường cho ăn khoảng 3 – 4% trọng lượng lươn, ở cuối vụ thì sẽ cho ăn nhiều hơn và khoảng 5 – 8 % trọng lượng lươn. Khi nhiệt độ tăng cao, nhu cầu ăn của lươn sẽ nhiều hơn vì thế cần bổ sung thức ăn cho lươn vào thời gian này. Nhưng không nên cho lươn ăn quá nhiều, lươn ăn nhiều dễ bị bội thực chết và thức ăn thừa sẽ gây ô nhiễm môi trường nuôi.  

Nguyên tắc 2: thức ăn của lươn cần tươi và sạch, tránh tình trạng sử dụng thức ăn ôi thiu để làm thức ăn cho lươn. Từ đó hạn chế được các bệnh từ ký sinh trùng cho lươn. Cần đảm bảo độ đạm trong thức ăn của lươn một cách đầy đủ, độ đạm từ 35 đến 40 để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của lươn. 

Thường xuyên bổ sung các vitamin từ các loại bột, enzym tiêu hóa và phối trộn thuốc trong thức ăn của lươn để tăng sức đề kháng của lươn, giúp lươn khỏe và ít bệnh hơn.  

Nguyên tắc 3: Cho lươn ăn đúng giờ, lươn thường ăn vào buổi chiều trong khoảng 3 đến 5 giờ, cần tạo cho lươn khung giờ ăn nhất định để lươn lên ăn đều và đúng giờ, từ đó giúp giảm thiểu thức ăn dư thừa trong ao.

Nguyên tắc 4: nên cho lươn ăn ở những địa điểm nhất định và vị trí cần thuận lợi để tất cả lươn đều được ăn, có thể cho thức ăn của lươn vào giữa bể. Việc này giúp lươn ăn đều và hạn chế thức ăn dư thừa. 

https://youtube.com/shorts/dc6puYmGKmI?si=z5VSGLD02Cpo8Vx8 

Đối với mô hình nuôi lươn không bùn này, chúng ta có thể thay nước sau một đến hai giờ sau khi cho ăn. Một ngày có thể thay từ một đến hai lần. Thường xuyên vớt bỏ thức ăn thừa và cặn bã trong ao nuôi, làm như vậy sẽ giúp môi trường nuôi sạch sẽ, lươn cũng sẽ mau lớn và ít bệnh hơn. 

QR: Thức ăn của lươn là gì? Chia sẻ cách cho lươn ăn hiệu quả với mô hình nuôi lươn không bùn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN