Nuôi lươn đã và đang trở thành một hướng chăn nuôi thủy sản ngày càng phổ biến, nhất là trong bối cảnh nhu cầu về nguồn thực phẩm protein tăng cao. Mô hình nuôi lươn không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi, mà còn đóng góp tích cực vào cung ứng nguồn thực phẩm sạch và dinh dưỡng.
Lươn với khả năng thích ứng cao với nhiều môi trường khác nhau, đã trở thành lựa chọn ưa thích của nhiều người nuôi thủy sản. Mô hình nuôi lươn không chỉ đem lại hiệu suất cao về sản lượng, mà còn có thể được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau, từ ao nuôi truyền thống đến các hệ thống nuôi khép kín hiện đại. Điều này mở ra giúp tối ưu hóa quản lý, kiểm soát chất lượng nước và tăng cường sinh kế hiệu quả .
Việc hiểu rõ về các mô hình nuôi lươn và ứng dụng các kỹ thuật chăm sóc là rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi cũng như thu nhập ổn định từ nghề nuôi lươn này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu hai mô hình nuôi lươn phổ biến nhất hiện nay là mô hình nuôi lươn có bùn và không bùn.
MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN CÓ BÙN
Đây là mô hình nuôi lươn đã được sử dụng từ lâu và rất phổ biến, với những ưu điểm sau:
Vì môi trường nuôi là bùn đã tạo ra một trường như ngoài tự nhiên giúp lươn tìm thức ăn một cách tự nhiên. Giúp thịt lươn dai ngon hơn rất nhiều.
Môi trường sống gần giống với tự nhiên này giúp giảm stress cho lươn, từ đó giảm khả năng mắc bệnh ở lươn và chất lượng thịt cũng được cải thiện. Giúp thịt lươn dai ngon hơn rất nhiều.
Mô hình nuôi lươn có bùn này không đòi hỏi cung cấp điện để cung cấp oxi và thay nước thường xuyên, từ đó giảm được chi phí sản xuất.
Thế nhưng chính môi trường nuôi lí tưởng này cũng có những mặt hạn chế sau:
- Quản lý khó khăn: thường xuyên chăm sóc và quản lý bể nuôi để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát mức độ bùn.
- Khó kiểm soát bệnh tật ở lươn và số lượng lươn trong bể nuôi, khó khăn trong việc chữa bệnh khi lươn mắc bệnh. Thời gian nuôi sẽ lâu hơn có thể kéo dài 8 đến 9 tháng.
- Do nhiều nguyên nhân như giá thể, môi trường nuôi gây khó khăn trong quản lý, mô hình này có thể có hiệu suất kém hơn so với mô hình không sử dụng bùn.
- Khi thu hoạch cũng sẽ khó hơn so với nuôi lươn không bùn, bởi chúng ta dùng giá thể để nuôi là bùn đất, cành lá và cây chàm là chủ yếu. Thế nên cần phải dọn dẹp, dở đi rồi mới bắt lươn được
@hoamattroifarm.com Giá thể khi nuôi lươn cần biết #lươn #kholuon #khôlươn #đặcsản
MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN
Bên cạnh mô hình nuôi lươn có bùn thì mô hình nuôi lươn không bùn cũng được đông đảo bà con quan tâm và áp dụng.
Những ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn có thể kể đến như:
Không cần diện tích đất rộng, tận dụng được các chuồng trại cũ, dễ dàng chuyển đổi sang các mô hình chăn nuôi khác. Tạo ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.
Việc không sử dụng bùn giúp quản lý hệ thống dễ dàng hơn, giảm rủi ro về ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng các giá thể như vỉ tre, dây nilon giúp việc thu hoạch trở nên dễ dàng rất nhiều, không cần tốn nhiều công sức bỏ giá thể
Mô hình không bùn này có thể đạt được hiệu suất cao hơn vì có thể kiểm soát các điều kiện nuôi như nhiệt độ, lưu lượng nước và chất lượng nước tốt hơn. Lươn sống trong điều kiện sạch sẽ mau lớn và ít bệnh tật hơn.
Dễ dàng kiểm soát bệnh ở lươn từ đó nhanh chóng cách ly và chữa ngay, giảm nguy cơ hao hụt do bệnh tật. Qua một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống của mô hình nuôi lươn có bùn là 59,3% thấp hơn so với mô hình nuôi lươn không bùn có tỷ lệ sống là 66,0%.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì mô hình này cũng có những hạn chế cần lưu ý sau:
Yêu cầu nguồn nước ổn định, cần chú ý lượng thức ăn để tránh làm ô nhiễm nguồn nước dẫn tới các bệnh ở lươn. Cần đầu tư vào các thiết bị lọc nước, kiểm soát nguồn nước thường xuyên. Đòi hỏi người nuôi cần lưu ý và kỹ thuật vững.
Yêu cầu về nguồn thức ăn : lươn nuôi bằng mô hình không bùn cần phải được cung cấp thức ăn nhân tạo nhiều hơn, điều này có thể tăng chi phí sản xuất. Hệ số thức ăn của mô hình nuôi lươn không bùn là 4,7, trong khi đó ở mô hình nuôi lươn có bùn chỉ là 4,3.
Lươn nuôi không bùn có thể trải qua mức độ stress cao hơn do không có môi trường tự nhiên như mô hình có bùn.
Tùy thuộc vào điều kiện địa phương, mục tiêu sản xuất và khả năng quản lý, người nuôi lươn có thể lựa chọn mô hình phù hợp để đạt được hiệu suất tốt nhất và phù hợp nhất.