KỸ THUẬT NUÔI NHỘNG TẰM TRONG MÔ HÌNH KINH DOANH

DANH MỤC NỘI DUNG

Nhộng tằm, hay còn được hiểu là ấu trùng của tằm. Ngoài khả năng cung cấp tơ tằm để sản xuất ra vải lụa thượng hạng. Đồng thời, nhộng tằm cũng được biết đến là loại côn trùng dùng làm thức ăn trong ẩm thực Việt Nam. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách nuôi nhộng tằm để đạt được năng suất. 

CHỌN GIỐNG NUÔI NHỘNG TẰM 

Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong chăn nuôi chính là chọn giống. Nuôi nhộng tằm cũng vậy, để đảm bảo rằng trong quá trình nuôi tiến hành suôn sẻ không xuất hiện mầm bệnh và đạt được chất lượng cao thì ta nên chú trọng vào việc chọn giống. Hiện nay trên thị trường có hai loại giống tằm là giống GQ 2218 và giống LQ2

Giống tằm GQ 2218, đây là giống được lựa chọn nuôi phổ biến hiện nay. Là giống được chọn lọc ở Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ TW năng suất tốt và kén dễ ươn. Còn giống tằm LQ2 Trung Quốc, đặc điểm của chúng cho ra tơ tằm có chất lượng tốt, tơ dễ ươn nhưng đồng thời loại giống này lại có nhược điểm là tỷ lệ nhộng chết cao. 

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHI NUÔI TẰM

Nếu là người nuôi nhộng tằm lâu năm hoặc bạn là người mới bước chân vào con đường nuôi tằm. Chắc hẳn rằng bạn nên lưu ý những yếu tố ảnh hưởng đến tằm khi nuôi như độ ẩm, thức ăn cho tằm, nhiệt độ trong phòng nuôi tằm và ảnh hưởng của ánh sáng và gió khi nuôi tằm.

Về thức ăn, thức ăn chính của tằm là lá dâu và không có thức ăn nào thay thế. Vì vậy người chăn nuôi cần đảm bảo có nguồn cung cấp lá dâu cho tằm ăn được chất lượng cũng như có thể cung cấp đủ số lượng lá từ khi bắt đầu cho tằm ăn lá đến khi chúng làm kén trở thành nhộng tằm. 

Khi nuôi nhộng tằm ta nên để nhiệt độ từ 25-30 độ C là phù hợp nhất trong quá trình nuôi và phát triển của chúng. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể khiến tằm phát triển chậm thậm chí là chết. Vì vậy, trong quá trình nuôi ta cũng cần phải chú trọng đến nhiệt độ trong trại tằm và điều chỉnh nhiệt độ ở mức hợp lý nhất. 

Ánh sáng và gió cũng là nhân tố ảnh hưởng khá chủ chốt khi nuôi nhộng tằm. Bởi lẽ, tằm là loài không ưa sáng và không chịu được gió. Ta cũng cần lưu ý và đặc biệt chú trọng nếu không con tằm sẽ chậm tăng trưởng và chết nếu như ta không để ý kịp thời, tạo ra mức hao hụt lớn cho người chăn nuôi. 

70-85% là mức độ ẩm thích hợp nhất trong chăn nuôi tằm, ẩm độ quá cao sẽ khiến cho lá dâu bị héo nhanh ảnh hưởng đến thức ăn còn nếu quá thấp thì tằm đặc biệt là tằm con sẽ không thể chịu đựng nổi. Người nuôi tằm cần tìm ra những biện pháp khắc phục thích hợp để điều chỉnh lại độ ẩm trong phòng nuôi. 

NUÔI NHỘNG TẰM VÀ NHỮNG MÓN ĂN LIÊN QUAN

Nuôi nhộng tằm là một công việc khá khó khăn. Bởi vì khi nuôi tằm người chăn nuôi có rất nhiều công việc cần làm. Từ ươm trứng, nuôi con tằm đến khi làm kén, đồng thời khi nuôi ta còn cần chú ý về khá nhiều yếu tố từ thức ăn đến môi trường sống của chúng. Vậy nên để đạt được năng suất cao đòi hỏi sự cần mẫn chăm chỉ từ người nuôi tằm. 

Ngoài sản xuất được tơ tằm ra ngoài thị trường mà người nuôi nhộng tằm còn có thể cung cấp được nhộng tằm và biến chúng trở thành một món ăn ngon trong thị trường thực phẩm. Bởi sự béo béo, ngầy ngậy, bùi bùi của nhộng tằm đem lại khi đem vào miệng.

Sử dụng nhộng tằm phổ biến nhất là biến nhộng tằm trở thành một món ăn ngon trên bàn nhậu. Vừa chế biến đơn giản, vừa thơm ngon mà lại còn bổ dưỡng với giá thành phải chăng. Đơn giản như món nhộng tằm xào lá hẹ, nhộng tằm xào hành, nhộng tằm rang lá chanh thậm chí ta có thể biến chúng trở thành món cháo nhộng tằm bổ dưỡng. 

Đơn giản hơn nếu bạn ngại chế biến nhộng tằm tươi, bạn cũng có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm chế biến sẵn chẳng hạn như nhộng tằm sấy cay giòn bởi sản phẩm có thể dùng ngay, giá cả phải chăng, chất lượng cao.

QR: KỸ THUẬT NUÔI NHỘNG TẰM TRONG MÔ HÌNH KINH DOANH

BÀI VIẾT LIÊN QUAN